89 lượt xem
Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước thải, đặc biệt là ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp, đô thị. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường.
Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nước thải cũng không ngừng gia tăng. Nguyên nhân là do phần lớn các chất thải, nước thải của con người và gia súc không được xử lý đúng cách làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng cao.
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Đồng thời, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường chưa cao, ở nhiều nơi, người dân vẫn có thói quen dùng bồn chứa nước không an toàn và kém vệ sinh như bể xi măng, chum, vại…
Các thống kê gần đây cho thấy Việt Nam là nước có tỉ lệ người bệnh ung thư cao. Tác nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư đến từ việc sinh hoạt, hô hấp trong điều kiện ô nhiễm nước thải. Từ đó cho thấy ô nhiễm nước thải có ảnh hưởng rất lớn đến với cuộc sống của con người.
Giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm nước thải là yêu cầu phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và quan trọng nhất là phải có sự quan tâm, chung tay của cả cộng đồng.
Cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải.Sử dụng phương pháp xử lý nước đơn giản, tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước.
Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước thải, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn – phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Bình luận trên Facebook